26-04-2018 - 03:34

Hội thảo khoa học "Văn học Phật giáo Việt Nam - Thành tựu và những định hướng nghiên cứu mới"

Đến tham dự Hội thảo có các vị lãnh đạo của hai cơ quan đồng tổ chức: Hòa thượng-TS.Thích Trí Quảng, Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT-TS.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT-TS. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam; PGS-TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, cùng nhiều vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, ni trưởng, ni sư, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu ở Viện Văn học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Phật giáo Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường ĐHSP Đà Nẵng, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tiền Giang, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TP.HCM…

Trong Báo cáo đề dẫn, PGS-TS. Nguyễn Công Lý, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo, Giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ nêu bật ý nghĩa và những đóng góp của Hội thảo. Hội thảo đã nhận được 54 tham luận, từ đó đã chọn ra 41 tham luận in trong Kỷ yếu (Nguyễn Công Lý, Đoàn Lê Giang (chủ biên), Văn học Phật giáo Việt Nam - Thành tựu và những định hướng nghiên cứu mới, NXB.KHXH, 2016). Các tham luận đã tập trung vào 2 vấn đề:

  1. Những vấn đề chung: Đánh giá những thành tựu nghiên cứu về văn học Phật giáo trong hơn 1 thế kỷ qua (bài của PGS.TS Nguyễn Công Lý, PGS-TS. Nguyễn Hữu Sơn, TS. Trần Hoài Anh…); trình bày mối quan hệ giữa văn học với Phật giáo và ý nghĩa của Phật giáo đối với đời sống (bài của GS. Nguyễn Đình Chú, PGS-TS. Trần Thị Băng Thanh, PGS-TS. Trịnh Khắc Mạnh, TS. Thích Hạnh Tuệ, TS. Thích Nguyên Hạnh, Thượng tọa Thích Huệ Thông, ThS. Tôn Nữ Phương Linh…)
  2. Tác gia và tác phẩm Phật giáo: Công bố những nghiên cứu mới về văn bản văn học Phật giáo (PGS-TS. Đoàn Lê Giang, PGS-TS.Nguyễn Hữu Sơn, TS.Thích Hạnh Tuệ-ThS.Thích Thanh Quế, PGS-TS. Nguyễn Thanh Tùng, TS. Phạm Văn Tuấn, ThS. Nguyễn Văn Hoài, NNC.Nguyễn Thị Bích Đào, TS. Nguyễn Hoàng Thân, ThS. Nguyễn Đông Triều, TS.Phan Mạnh Hùng…); trình bày, diễn giải giá trị, ý nghĩa của các tác phẩm văn học Phật giáo (GS-TS. Huỳnh Như Phương, PGS-TS. Đoàn Thị Thu Vân, PGS-TS. Lê Thu Yến, TS. Thích Nữ Huệ Phúc, PGS-TS.Lê Đức Luận, PGS-TS. Nguyễn Phạm Hùng, PGS-TS. Vũ Thanh, TS. Lê Quang Trường, TS. Trần Thị Hoa Lê…)

Đây là một trong số rất hiếm hoi hội thảo khoa học chuyên về văn học Phật giáo. Từ Hội thảo này, các nhà nghiên cứu đặt ra yêu cầu về định hướng nghiên cứu về văn học Phật giáo trong tương lai. Đó là: Tiếp tục nghiên cứu văn bản văn học Phật giáo, trong đó đặc biệt lưu ý các văn bản và văn khắc ở các chùa chiền Đàng Trong - Nam Kỳ trước đây; Chú giải, bình luận các tác phẩm văn học Phật giáo, nhất là các tác phẩm trong Nhà trường, đưa giá trị nhân bản Phật giáo đến gần hơn với đời sống; Nghiên cứu Phật giáo VN trong mối liên hệ văn hóa và giao thương khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Những định hướng này có thể được hiện thực hóa trong các Hội thảo trong những tới đây.

Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam - Thành tựu và những định hướng nghiên cứu mới” là hội thảo cuối cùng khép lại những hoạt động nghiên cứu khoa học và hội thảo của Trường Đại học KHXH&NV – ĐH QG-HCM trong năm 2016, đồng thời hứa hẹn những hội thảo khoa học có ý nghĩa trong năm mới.

. . . . .
Loading the player...